TikTok cũng như các mạng xã hội khác mang lại sự kết nối rộng khắp, kích thích sáng tạo, đẩy mạnh thương mại điện tử, phương thức truyền thông hiệu quả... Tận dụng mặt tích cực của TikTok chủ yếu là những người trưởng thành có kiến thức, kinh nghiệm chọn lọc nội dung. Với đối tượng người trẻ chưa hình thành khả năng “đề kháng” trong nhận thức, lại bị cuốn vào cơn bão nội dung “rác” trên TikTok.



TikTok khác biệt nhờ các thuật toán tìm cách “giữ chân” người dùng bằng video ngắn với nội dung được cho là “hấp dẫn”, bất chấp nó độc hại, phản cảm ra sao. TikTok cho phép người dùng kiếm tiền thông qua lượng theo dõi tài khoản, bán kèm sản phẩm, livestream. Đó là lý do vì sao theo thời gian, trên TikTok xuất hiện ngày càng nhiều nội dung xấu độc, phản cảm, thông tin sai sự thật, mê tín dị đoan... Và cũng giải thích vì sao các TikToker lại bất chấp tất cả để đăng tải video, livestream với nội dung khai thác “phần con” đến mức hạ thấp, nhục mạ nhân phẩm con người.

Sở dĩ chúng tôi nhận định “rác” nội dung là mối nguy hại lớn nhất TikTok gây ra bởi lẽ nó tác động quá tiêu cực đến văn hóa ứng xử, lối sống của giới trẻ. Học sinh, sinh viên mỗi ngày dành hàng giờ để xem hàng chục, hàng trăm video, trong khi thời gian có tiền cũng không mua được. Đa phần nội dung trên TikTok chẳng mang lại kiến thức, kỹ năng mà chỉ là những thứ giật gân, rẻ tiền, thậm chí độc hại. Dần dần hình thành trong người trẻ suy nghĩ nông cạn, thiển cận như chẳng cần chăm chỉ học hành, tu dưỡng, rèn luyện, chỉ cần trở thành “thần tượng TikTok” là đủ. Một khi đã nổi tiếng có thể kiếm tiền theo kiểu “ăn xổi”, hình thành thói quen bất chấp tất cả cốt để đạt được mục đích vị kỷ. Thử hình dung nếu càng nhiều người vì lợi, vì danh, bất chấp luật pháp, đạo đức thì xã hội sẽ rối loạn ra sao? Tuổi trẻ là tương lai của đất nước, vì thế chúng ta không khỏi rùng mình khi nghĩ về một bộ phận không nhỏ người trẻ sẽ mang những thói quen, hành vi xấu độc trên “mạng ảo” sang đời thực.

Nhiều quốc gia trên thế giới đã “quay lưng”, hạn chế TikTok bởi họ định lượng mặt tiêu cực của mạng xã hội này đang lấn át mặt tích cực. Việc Bộ Thông tin và Truyền thông nước ta tuyên bố sẽ thanh tra toàn diện TikTok trong tháng 5-2023 được dư luận hoan nghênh, dẫu muộn còn hơn không.

Lâu nay, trước những vấn đề tiêu cực, chúng ta hay bàn đến giải pháp đầu tiên là tuyên truyền, nâng cao nhận thức để thay đổi hành vi. Chúng tôi cho rằng với “rác” nội dung TikTok, giải pháp này vẫn cần triển khai một cách lâu dài nhưng không nên quá kỳ vọng sẽ tạo đột phá. Bởi lẽ TikTok “sống” được chính là nhờ “khai thác” tham, sân, si trong con người, nhất lại là giới trẻ vẫn còn bồng bột, a dua. Làm sao có thể thuyết phục bằng lý lẽ để các TikToker nghĩ về lợi ích cộng đồng mà quên đi danh lợi! Chỉ có thể dùng luật pháp với hình phạt nghiêm minh, thích đáng để điều chỉnh hành vi.

Giải pháp căn cốt vẫn là yêu cầu TikTok phải có các giải pháp công nghệ để ngăn chặn, hạn chế nội dung “rác”, bảo đảm tuân thủ pháp luật, thuần phong mỹ tục của Việt Nam. Bởi lẽ TikTok “khơi mào” thì phải thanh lọc nội dung, trả lại sự tro./.

St

Đăng nhận xét

 
Top