Hiện nay, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển Internet và lượng người truy cập, sử dụng các trang mạng xã hội cao nhất thế giới. Lợi dụng điều này, các thế lực thù địch, phản động đã nhanh chóng chuyển trọng tâm tấn công, chống phá Đảng, chống phá chế độ sang mặt trận hoàn toàn mới đó là trên không gian mạng.
Thông qua Internet và
mạng xã hội, chúng đã thiết lập hàng nghìn trang website, blog, tài khoản
facebook, trang fanpage…, mà hầu hết máy chủ đặt ở nước ngoài để từ đó tổ chức
các chiến dịch tuyên truyền, phát tán với tần suất và số lượng lớn các tin, bài
bình luận, video clip có nội dung xấu, độc vào trong nước.
Do có nhận thức sai
lầm khi tham gia mạng xã hội, nhiều người dễ bị “tự diễn biến, tự chuyển hóa” và
bị đối tượng xấu dụ dỗ, kích động, xúi giục tham gia vào các hoạt động chống
phá.
Để đấu tranh với âm
mưu, luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, thời gian qua, Đảng và Nhà
nước đã có nhiều chỉ đạo nhằm đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù
địch, như: Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị về tăng
cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai
trái, thù địch trong tình hình mới; Luật An ninh mạng…
Bên cạnh đó, để đấu
tranh hiệu quả trên không gian mạng đã xuất hiện cộng đồng tự nguyện đã liên
kết lại với nhau để tạo nên một phong trào đấu tranh tự giác, chủ động, tích
cực với mức độ lan tỏa rộng lớn, mạnh mẽ, đem lại nhiều kết quả tích cực. Qua
đó, nhiều kênh thông tin bẩn, xấu độc trước sự phản bác tấn công mạnh mẽ của cộng
đồng mạng đã phải giảm bớt tần suất cũng như mật độ xuyên tạc, chống phá. Nhiều
đối tượng phản động chống phá bị vạch mặt, chỉ tên đã buộc phải im hơi lặng tiếng.
Do vậy để nâng cao
hiểu quả công tác tuyên truyền đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái thù địch
trên không gian mạng thì các cấp, ngành, địa phương cần tăng cường giáo dục,
phổ biến, tuyên truyền sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân và cán bộ đảng viên
để tin tưởng vào Đảng, chế độ, vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt
Nam, giúp người dân có kỹ năng, kiến thức để nhận diện thấu đáo những âm mưu,
thủ đoạn chống phá, từ đó chủ động, tự giác, tích cực đấu tranh, phản bác các
thông tin xấu, độc, các luồng quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ vững chắc
nền tảng tư tưởng của Đảng, tăng cường niềm tin vào chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kiên
định đường lối đổi mới và các nguyên tắc xây dựng Đảng...
Đồng thời, cơ quan
chức năng cần tăng cường kiểm tra, giám sát, tiến tới loại bỏ các trang mạng
lan truyền những luồng thông tin độc hại, quan điểm sai trái, thù địch và xử lý
nghiêm những kẻ cố tình lợi dụng để vi phạm, từ đó xây dựng một môi trường
thông tin trong sạch trên không gian mạng./.
Đăng nhận xét