Hiện nay, mạng xã hội đã trở nên phổ biến và chiếm lấy phần lớn thời gian sử dụng Internet của mỗi người. Bên cạnh những lợi ích không thể đếm hết được, song mạng xã hội cũng có nhiều yếu tố tiêu cực gây ảnh hưởng đến đời sống xã hội, kinh tế và cả chính trị ở tất cả các quốc gia, cụ thể:



Một là, chiếm lấy quá nhiều thời gian cho người sử dụng Internet. Điều này đặc biệt đúng với những ai sử dụng điện thoại thông minh hoặc laptop thường xuyên. Điều này sẽ ảnh hưởng gián tiếp một cách không nhỏ tới tâm tư, tính cách và thậm chí là chất lượng công việc, chất lượng cuộc sống hằng ngày và có thể đối mặt với nguy cơ trở thành một người “nghiện” mạng xã hội mà không hề hay biết.

Hai là, nguy cơ tiếp xúc với các thông tin không lành mạnh.

Ba là, xung đột tôn giáo, vùng miền...

Bốn là, tâm lí người dùng bị mặc cảm, thiếu tích cực trong cuộc sống.

Năm là, lừa đảo và vấn đề bảo mật thông tin.  

Ngoài ra, vấn đề bảo mật cũng có thể trở nên hết sức đáng lo nếu không may bạn vô tình truy cập vào một đường dẫn nào đó tưởng chừng an toàn do chính bạn bè của mình gửi. Tài khoản của bạn bị mất và sẽ có người mạo danh bạn thực hiện các hành động phi pháp.

Nhìn chung, những mạng xã hội tên tuổi có nguồn gốc nước ngoài như Facebook, Twitter, YouTube… liên tục có những thông tin làm sai lệch chuẩn mực, thuần phong mỹ tục và thậm chí vi phạm pháp luật Việt Nam nhưng vẫn cứ tồn tại. Không chỉ vậy, nó còn có các hoạt động giá trị gia tăng khó kiểm soát, chí ít đã gây thất thucho ngân sách nhà nước. Đây cũng là mặt trái của công nghệ mà đến nay cơ quản lý trong nước cần có cách tiếp cận, quy hoạch và quản lý phù hợp hơn.

Ngồi trước máy vi tính có kết nối Intrenet, có thể dễ dàng đăng ký và tham gia Facebook, YouTube, Twitter, Yahoo! Trên đó, người truy cập tìm được khá nhiều bạn bè và những thông tin thú vị. Ngoài ra, chủ các trang facebook này đều có link liên kết với các trang tin điện tử của các đảng phái tự xưng ở nước ngoài chuyên đăng tải, chia sẻ những videoclip có nội dung xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước.

Trước những bước phát triển quá nhanh của Intrenet, làn sóng thông tin không biên giới ồ ạt chảy vào Việt Nam, Chính phủ đã ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật quan trọng như: Nghị định72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2013 về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng; Nghị định 174/2013/ NĐ-CP ngày 13/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện.

Các văn bản quy phạm pháp luật kể trên đã có tác dụng thiết thực với các doanh nghiệp của Việt Nam tham gia hoạt động trên lĩnh vực có liên quan đến Internet. Tuy nhiên, vẫn chưa được kiểm soát thật sự hiệu quả nên các sản phẩm, website của doanh nghiệp nội dung số nước ngoài vẫn tồn tại, xuất hiện tại Việt Nam. Minh chứng là các trang thông tin điện tử nước ngoài có nội dung độc hại, các mạng xã hội có nội dung bôi xấu, lôi kéo, phản động vẫn tồn tại nhiều trên xa lộ Internet.

Qua đó có thể thấy rằng, mạng xã hội mang lại cho chúng ta nhiều tiện ít nhưng cũng mang đến những hệ luỵ, ảnh hưởng xấu không hề nhỏ. Do đó, người tiếp cận mạng xã hội cần phải suy ngẫm và có cách nhìn tổng quát, biết chọn lọc những thông tin hay, bổ ích và chính thống để tiếp nhận./.

 

Đăng nhận xét

 
Top