Kể từ khi Tổng thống Nga V.Putin phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraina, trên thế giới cũng như ở Việt Nam có vô số ý kiến trái chiều. Đó cũng là hiện tượng tự nhiên xuất phát từ góc nhìn, nhận thức, quan điểm chính trị, lợi ích của mọi người trong một thế giớimà Đảng ta đã nhận định là “bất định, bất ổn, khó lường”. Trước hết, tôi bảy tỏ quan điểm hoàn toàn nhất trí và ủng hộ việc Việt Nam bỏ phiếu trắng khi Đại hội đồng Liên hợp quốcthông qua Nghị quyết về cuộc chiến ở Ukraina vì Việt Nam là bạn với tất cả các nước.
Tuy
nhiên, từ góc độ nghiên cứu, cần nhận diện đúng bản chất của cuộc khủng hoảng
Ukraina nói chung, chiến dịch quân sự của Nga nói riêng. Là người đã có gần 40
năm nghiên cứu về Nga, Ukraina, quan hệ Nga-Ukraina, Nga-phương Tây, tôi xin
chia sẻ một số kết quả nghiên cứu của tôi và giới nghiên cứu trên thế giới để
bà con cùng suy ngẫm. Theo kết quả nghiên cứu, Ukraina-tâm điểm cạnh tranh khốc
liệt nhất giữa Mỹ và Nga.
Toan
tính của Mỹ ở Ukraine
Các
văn kiện về học thuyết, chính sách và chiến lược của Mỹ kể từ thời Chiến tranh
lạnh đến thời điểm này xác định rõ mục tiêu chiến lược của Hoa Kỳ trong quan hệ
với Nga là: dù nước Nga đã tự nguyện từ bỏ chủ nghĩa xã hội, từ bỏ cả vai trò
lãnh đạo của Đảng Cộng sản và hội nhập với phương Tây nhưng Washington vẫn tiếp
tục chống phá Nga nhằm mục tiêu không để cho Nga phát triển như một quốc gia có
chủ quyền, thậm chí là xóa sổ vĩnh viễn nước Nga trên bản đồ thế giới bằng cách
chia nhỏ nước Nga thành nhiều nước bởi nước Nga là cản trở lớn nhất đối với
tham vọng giành quyền bá chủ thế giới của Mỹ.
Để
thực hiện mục tiêu này, Mỹ chọn Ukrainalà trọng điểm chống phá Nga, đưa
Ukrainathoát khỏi ảnh hưởng của Nga, tiến tới biến Ukraina thành kẻ thù của
Nga. Chủ trương chiến lược này của Mỹ xuất phát từ học thuyết địa chính trị của
các thế lực cầm quyền ở phương Tây, được thể hiện trong nhận định nổi tiếng của
cựu Thủ tướng Đức Otto Von Bismarck: “Chỉ có thể kiềm chế và làm tan rã nước
Nga bằng cách tách Ukraine ra khỏi ảnh hưởng của Nga, biến Ukraine thành quốc
gia thù địch với Nga. Để làm được điều đó, cần phát hiện, khuyến khích và nuôi
dưỡng những kẻ phản bội trong giới thượng lưu của Ukraine, sử dụng họ tuyên
truyền, lôi kéo để thay đổi nhận thức của một bộ phận dân chúng quốc gia này
đến mức họ ghét cay ghét đắng mọi thứ của Nga, cũng có nghĩa là ghét chính
nguồn gốc của chính mình bởi người Nga và người Ukraina cùng chung một nguồn
cội”. Zbigniev Brzezinski - nguyên Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ
Jimmy Carter, cũng đã từng nhận định:“Thiếu Ukraine, nước Nga không thể trở
thành cường quốc. Còn giành được quyền kiểm soát Ukraine, Nga tự nhiên sẽ trở
thành cường quốc”
Chính
vì thế, ngay sau khi Liên Xô sụp đổ và Ukraina tuyên bố độc lập vào năm 1991,
các cơ quan tình báo của Mỹ đã đưa các lực lượng dân tộc cực đoan của Ukraina
đã từng chiến đấu trong hàng ngũ phát xít Đức chống lại Hồng quân Liên Xô trong
Chiến tranh thế giới thứ hai, trở về đất nước và hình thành nên các tổ chức
phát xít mới. Trong số đó có các tổ chức mang tên “Pravy Sektor”-một chi nhánh
của mạng lưới khủng bố bí mật của NATO “Gladio” từ thời Chiến tranh lạnh. Tất
cả những tổ chức này đều đi theo tư tưởng của chủ nghĩa phát xít mới, tương tự
Đức Quốc xã đã từng gây ra Chiến tranh thế giới thứ hai.
Các
tổ chức phát xít mới ở Ukraina đã từng đóng vai trò then chốt trong cuộc “cách
mạng cam” ở Ukraina năm 2003, đưa nhân vật Yushenko thân Mỹ lên cầm quyền.
Chính vì thế, Tổng thống Yushenko đã ký sắc lệnh phong và truy phong “danh hiệu
cao qúy” cho những kẻ đã từng chiến đấu trong hàng ngũ phát xít Đức trong Chiến
tranh thế giới thứ hai. Trong đó có Stepan Bandera-một trong những thủ lĩnh của
lực lượngphát xít ở Ukraina trong Chiến tranh thế giới thứ hai được truy tặng
danh hiệu “Anh hùng giải phóng dân tộc Ucraina”. Chính quyền Kiev còn dựng
tượng đài của Stepan Bandera, lập Viện bảo tàng mang tên Stepan Bandera, đồng
thời đập phá hết tất cả các tượng đài của các tướng lĩnh người Ukrainađã từng
lập công lớn trong Chiến tranh giữ nước vĩ đại chống phát xít Đức..
Trong
cuộc bạo loạn dẫn tới cuộc đảo chính nhà nước ở Ukraina trong tháng 02/2014,
các lực lượng phát xít mới nhận được sự ủng hộ và tiếp tay của Mỹ và một số
nước thành viên NATO đã đóng vai trò nòng cốt trong cuộc đảo chính trong tháng
2/2014. Vì thế, nhiều thành viên các tổ chức phát xít mới được Tổng thống
Poroshenko bổ nhiệm vào nhiều cương vị chủ chốt trong chính quyền Kiev. Trong
đó có Arseniy Yatsenyuk-Thủ tướng chính phủ, người từng tuyên bố coi người dân
bản địa gốc Nga ở Donbass “không phải là người” mà là “rác sinh học”; Valentin
Nalivaichenko-một thành viên của đảng phát xít mới “Pravy Sector” được bổ nhiệm
Giám đốc cơ quan an ninh Ucraina; Andriy Parubiy-người sáng lập phong trào
chính trị cực đoan được bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh
quốc gia Ucraina; Sergey Kwit-kẻ từng hô hào cấm sử dụng tiếng Nga, được bổ
nhiệm vào vị trí Bộ trưởng Bộ Giáo dục Ucraina; Yuri Mikhalchishin-một trong
những nhà tư tưởng hàng đầu của đảng phát xít mới “Svoboda” được bổ nhiệm Phó
Giám đốc cơ quan an ninh Ucraina chuyên trách công tác truyền bá tư tưởng phát
xít mới. Yevhen Nishchuk-Bộ trưởng Bộ Văn hóa Ukraina, cho rằng người dân ở
Dobass “không có nguồn gốc loài người” và cần phải bị tiêu diệt. Vì thế, chủ
trương diệt chủng nhằm vào người Nga đã trở thành quốc sách của chính quyền
Kiev. Trong khi đó, Mỹ kiên quyết thực hiện chủ trương kết nạp Ukrainavào NATO.
Trong khi chờ đợi hiện thực hóa chủ trương này, Mỹ coi Ukraina là đồng minh
ngoài NATO. Vì thế, Mỹ và NATO đã tiến hành hàng chục cuộc tập trận trên lãnh
thổ Ukraina với kịch bản chuẩn bị chiến tranh chống Nga. Đây là hiểm họa không
chỉ đối với nước Nga mà còn đối với châu Âu và thế giới.
Theo
các tài liệu đã đươc giải mật, các tập đoàn tài phiệt Mỹ đứng đằng sau ủng hộ
toàn diện cho chế độ Đức quốc xã do Hitler đứng đầu để sử dụng chúng phát động
Chiến tranh thế giới thứ hai nhằm tiêu diệt Liên Xô và đưa Hoa Kỳ thoát khỏi
cuộc đại suy thoái bắt đầu từ đầu những năm 1930. Ralf-một nhà nghiên cứu ở Mỹ
nhận định:“Nếu không có đầu tư tài chính của các tập đoàn tài phiệt Hoa Kỳ thì
không thể có Hitler và cũng không có Chiến tranh thế giới thứ hai”. P. Taguell
- một trong những cố vấn thân cận nhất của Tổng thống Mỹ Roosevelt nhận
định:“Hoa Kỳ chỉ có thể xua tan bóng ma suy thoái của bằng ngọn gió chiến
tranh. Bất kỳ biện pháp nào khác đã từng được áp dụng đều không mang lại kết
quả”.
Hiện
nay, mục tiêu chiến lược của Mỹ là biến Ukraina thành lực lượng châm ngòi cho
cuộc chiến tranh lớn ở châu Âu. Cũng như Chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc
chiến tranh lớn ở châu Âu sẽ là “ngọn gió mạnh” dập tắt đám cháy lớn mang tên
“cuộc khủng hoảng hệ thống” mà nước Mỹ đang lâm vào. Cuộc khủng hoảng hệ thống
này ở Mỹ còn nghiêm trọng hơn rất nhiều so với cuộc đại suy thoái trong những
năm 1930.
Chủ
trương và sách lược của Tổng thống Nga V.Putin trong quan hệ với Ukraina
Tổng
thống V.Putin khẳng định, đối với nước Nga, Ukraine không chỉ là một quốc gia
láng giềng mà còn là một bộ phận cấu thành và không thể tách rời không gian
lịch sử, văn hóa, tâm linh của nước Nga. Tổng thống V.Putin cho biết, trong một
thời gian dài, cư dân của vùng đất lịch sử tây-nam của người Nga xa xưa tự gọi
mình là người Nga và đi theo Đạo Chính thống.
Đến
thế kỷ XVII, vùng đất này đã thuộc quyền quản lý của Nhà nước Nga. Nước Ukraina
hiện đại chỉ mới được hình thành sau Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và được
phát triển rực rỡ trong thành phần Liên bang Xô Viết. Người Ukraina không chỉ
là những người đã từng là đồng chí, người thân, đồng nghiệp cũ, bạn bè của
người Nga mà còn là những người gắn bó với nước Nga bằng tình thân ái và huyết
thống. Chính vì thế, sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1991, nước Nga không chỉ phải
tự gánh chịu hậu quả thảm khốc từ thảm họa địa chính tri này mà còn công nhận
và giúp đỡ Ukraina. Theo ước tính của các chuyên gia kinh tế, sự giúp đỡ của
Nga cho từ năm 1991 đến trước thời điểm cuộc đảo chính trong tháng 2/2014 lên
tới khoảng 250 tỷ USD. Tổng thống Nga V.Putin chủ trương kết nạp Ukraina vào
Liên minh kinh tế Á-Âu và sẽ kết nối với EU để xây dựng không gian kinh tế-xã
hội và an ninh thống nhất trên toàn lục địa Âu-Á. Thủ tướng Đức Angela Merkel
nhất trí với chủ trương này của Tổng thống Nga V.Putin. Tuy nhiên, Mỹ không bao
giờ chấp nhận chủ trương đó và quyết chống phá đến cùng. Theo Tổng thống Nga
V.Putin, cái gọi là “sự lựa chọn nền văn minh phương Tây” của một số thế lực
cầm quyền ở Kiev không vì sự phát triển của Ukraina mà chỉ nhằm phục vụ các đối
thủ địa chính trị của Nga.
Chính
vì thế, trong dự thảo Hiệp ước an ninh Mỹ-Nga và Hiệp định an ninh NATO-Nga mà
các bên đang đàm phán từ đầu năm 2022, phía Nga yêu cầu Mỹ không kết nạp
Ukraina vào NATO. Tổng thống Nga V.Putin cho biết, trong quan hệ quốc tế có một
nguyên tắc cơ bản là các quốc gia có quyền tự do lựa chọn liên minh nhưng không
được vì để bảo đảm an ninh cho mình mà làm tổn hại tới an ninh của các quốc gia
khác. Trong khi đó, Mỹ chỉ dựa vào “quyền tự do lựa chọn liên minh” để bác bỏ
yêu cầu của Nga không được kết nạp Ukraina vào NATO. Trong khi đó, Tổng thống
V. Zelensky ra sức kêu gọi Mỹ kết nạp Ukrainavào NATO càng sớm càng tốt vì theo
ông, Ukraina“có đội quân mạnh nhất châu Âu” và là “lá chắn bảo vệ châu Âu trước
sự xâm lược của Nga”. Tổng thống Nga V.Putin đã từng cảnh báo, nếu Mỹ bác bỏ
yêu cầu chính đáng của Moscow là không được kết nạp Ukrainavào NATO, thì Nga sẽ
có biện pháp đáp trả. Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraina chính là
một trong những biện pháp đáp trả đó.
Trong
cuộc họp báo chung với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ở Moscow ngày 8/2/2022
tại Điện Kremlin, Tổng thống V.Putin nhận định:“Trong các văn kiện học thuyết
và chiến lược của Ukraine hiện nay chính thức xác định chủ trương sẽ thu hồi
Crimea bằng biện pháp quân sự. Một khi Ukraine gia nhập NATO và được liên minh
này cung cấp vũ khí hiện đại, chính quyền Kiev sử dụng sức mạnh quân sự để đánh
chiếm Crimea mà giờ đây đã là lãnh thổ vĩnh viễn của Nga. Khi đó, Nga sẽ phải
đáp trả và đương nhiên sẽ phải chiến đấu chống lại NATO. Liệu đã có ai nghĩ đến
tình huống này? Hình như là chưa”. Việc Nga sáp nhận Crimea là câu chuyện dài,
ở đây tôi xin khẳng định là hoàn toàn phù hợp luật pháp quốc tế.
Vì
thế, giới quân sự nhận đinh, mục tiêu của chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraina
là loại bỏ tiềm lực quân sự của lực lượng phát xít mới là cơ hội lịch sử để
ngăn chặn một cuộc chiến tranh lớn ở châu Âu. Lịch sử đang được lặp lại: Liên
Xô đã từng hy sinh gần 20 triệu người để đánh bại chủ nghĩa phát xít trong
Chiến tranh thế giới thứ hai, hiện nay Nga đang tiêu diệt chủ nghĩa phát xít
mới đang trỗi dậy ở Ukraina để đưa thế giới thoát khỏi hiểm họa một cuộc chiến
tranh thế giới mới ở châu Âu./.
Đại
tá Lê Thế Mẫu - nguyên Viện Chiến lược quốc phòng thuộc Bộ Quốc phòng - Nhà
bình luận quốc tế
Đăng nhận xét