Thời gian qua, các cơ quan chức năng tổ chức hội nghị, hội thảo lấy ý kiến các nhà khoa học, chuyên gia và quần chúng nhân dân về Dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự (ANTT) tại cơ sở.
Thực
tế, khi Dự án Luật được soạn thảo với những vấn đề mới thì việc có những ý kiến
khác nhau, tán thành hay chưa tán thành nội dụng, vấn đề nào đó là điều bình
thường. Tuy nhiên, việc góp ý với động cơ xây dựng với việc lợi dụng để chống
phá là hai vấn đề khác nhau. Một số đối tượng cơ hội chính trị và các cá nhân
vì động cơ sai lệch đã tăng cường các hoạt động tuyên truyền xuyên tạc, chống
phá dự thảo Dự án Luật.
Trong
thời gian này, Đài Á châu tự do (RFA) đăng tải, phát tán một số bài viết xuyên
tạc, chống phá Dự án Luật và ngay sau đó, nhiều trang mạng của các tổ chức phản
động lưu vong đăng tải theo kiểu “tát nước theo mưa”. Đài Á châu tự do dẫn ý
kiến đối tượng V.M.Đ, vốn là cựu sĩ quan quân đội biến chất bị tước quân tịch,
xuyên tạc rằng, Nhà nước muốn tạo ra một mạng lưới chân rết quần chúng sát với
từng người dân, để nắm được từng chân tơ kẽ tóc, rồi nắm được mọi hoạt động
tiềm ẩn nên gây nguy hại cho dân.
Cho
rằng, nếu bây giờ hình thành hẳn một lực lượng như thế thì hình thức gần như
bán vũ trang, rồi chi phí dụng cụ hành nghề, thậm chí có thể là vũ khí
nóng... gây bất an cho dân! Bên cạnh đó, đài này làm ra vẻ khách quan,
muốn dẫn dắt dư luận chống phá Dự án Luật, để Nguyễn Ngọc Già (tên thật là
Nguyễn Đình Ngọc, có nhiều hoạt động tuyên truyền chống Đảng, Nhà nước và nhân
dân, từng bị phạt 3 năm tù giam, 3 năm quản chế) xuyên tạc: “Lực lượng này là
những người 18 tuổi trở lên và tự nguyện tham gia...
Trước
đây chưa chính thức, còn bây giờ họ đang soạn dự thảo luật này có nghĩa là
chính thức thành lập lực lượng gọi là tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở.
Có nghĩa là họ đã trao quyền, tôi muốn nhấn mạnh khi lực lượng này chính thức
được thừa nhận bởi luật thì làm gợi lại quá khứ kinh hoàng với khái niệm gọi là
“tai mắt nhân dân”, rình mò, hạch sách, nhũng nhiễu...”. Trên trang RFA đăng
bài viết mang tính đả kích, bôi nhọ khi cho rằng lực lượng này sẽ sinh ra
“những hệ lụy như trấn áp, lộng quyền làm nhớ đến thời kỳ quân quản sau 1975,
cũng như thời kỳ cải cách ruộng đất ở miền Bắc hơn 60 năm trước”.
Bài
viết xuyên tạc rồi đặt những câu hỏi ngô nghê như “trong xã hội, họ chính thức
dùng “dân trị dân”, thế thì nhà nước để làm gì, lực lượng Công an để làm gì,
rồi hợp nhất này kia, điều đó là trái khoáy”? Từ đó hướng lái vấn đề thành “hay
lực lượng này dù có hợp nhất hay không cũng sẽ không giữ được ANTT như mong
muốn của nhà cầm quyền cộng sản khi soạn luật mà nó sẽ làm mất ANTT và xã hội
sẽ trở nên hỗn loạn hơn”!
Đây
rõ ràng là những luận điệu xuyên tạc nhằm dẫn dắt, hướng lái dư luận, tạo ra
nhận thức lệch lạc, thái độ phản đối, chống phá đối với Dự án Luật và lực lượng
tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở.
Trái
ngược lại những luận điệu xuyên tạc, sai trái, chống đối, phá hoại nói trên,
các nhà khoa học, nhà nghiên cứu đã khẳng định, việc ban hành Luật Lực lượng
tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở là hết sức cần thiết, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi
khách quan. Những cơ sở khoa học đã được khẳng định:
Một
là, xây dựng Luật Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở là sự cụ thể hóa đường
lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm TTATXH,
đây là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, trong đó
CAND là lực lượng nòng cốt, bảo vệ ANTT từ xa, từ sớm, từ cơ sở. Việc xây dựng
dự thảo, lấy ý kiến các nhà khoa học, các cơ quan chức năng trước khi hoàn
thiện để Chính phủ trình Quốc hội thảo luận, thông qua nhằm đáp ứng yêu cầu,
đòi hỏi thực tiễn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác đảm bảo ANTT tại địa
bàn cơ sở.
Hai
là, thực tiễn hiện nay, cùng với lực lượng CAND, trên địa bàn cấp xã có sự tham
gia bảo vệ ANTT của các lực lượng: Bảo vệ dân phố, dân phòng, Công an xã bán
chuyên trách đã kết thúc nhiệm vụ được tiếp tục sử dụng. Các lực lượng này được
gọi chung là lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở.
Đây
là lực lượng quần chúng do UBND cấp xã thành lập, quản lý, duy trì hoạt động,
hỗ trợ lực lượng Công an trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ ANTT ở địa bàn cấp xã.
Mặc dù vậy, hiện nay mỗi nơi từ tên gọi cũng không thống nhất, đến tổ chức,
hoạt động, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cũng khác nhau, không rõ ràng. Từ đó
có những vụ việc dẫn đến tình trạng lạm quyền, không làm hết trách nhiệm, rất
khó trong chỉ đạo, tổ chức, thực hiện, đòi hỏi phải được chuẩn hóa, đưa vào
luật.
Ba
là, do thiếu hành lang pháp lý, thực tiễn tổ chức và hoạt động của các lực
lượng này thời gian qua đã bộc lộ nhiều vướng mắc bất cập, nhất là về chính
sách, pháp luật. Các quy định hiện hành về tổ chức, hoạt động, chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn của các lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở được đề cập ở
nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau; do nhiều cơ quan có thẩm quyền ban
hành.
Các
quy định về thẩm quyền thực hiện một số nhiệm vụ bảo vệ ANTT, phòng cháy, chữa
cháy, cứu nạn, cứu hộ bị chồng lấn giữa các lực lượng. Quy định về chế độ,
chính sách; điều kiện đảm bảo về cơ sở vật chất, trang, thiết bị hoạt động của
các lực lượng này còn thiếu, chưa thống nhất... Điều này đã gây ra nhiều khó
khăn trong lãnh đạo, quản lý, duy trì, củng cố, phát huy vai trò của lực lượng
tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở, làm giảm hiệu quả hoạt động.
Bốn
là, “Lấy dân làm gốc” là nguyên tắc cơ bản, mục tiêu xuyên suốt của dự thảo
luật và phát huy vai trò của lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở. Việc xây
dựng, tổ chức lại lực lượng tham gia bảo vệ ANTT không làm tăng biên chế, tăng
ngân sách nhà nước. Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở là cánh tay nối dài,
sâu sát với nhân dân, hỗ trợ cấp ủy, chính quyền, hỗ trợ lực lượng nòng cốt là
Công an chính quy trong việc đảm bảo ANTT tại cơ sở, vì cuộc sống bình yên,
hạnh phúc của nhân dân.
Năm
là, thực tế cho thấy, trong đời sống xã hội, lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở
cơ sở đã phát huy tích cực thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ bảo đảm ANTT địa bàn dân
cư, sát dân, hiểu, nắm được tâm, tư nguyện vọng nhân dân, góp phần tham gia tổ
chức, thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Do ở tại cơ sở nên
họ là lực lượng tiếp cận đầu tiên. Hay như trong đại COVID – 19, các lực lượng
tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở đã và đang thực hiện có hiệu quả, là lực lượng
tuyến đầu cùng với lực lượng nòng cốt Y tế, Công an, Quân đội… trong thực hiện
nhiệm vụ bảo đảm ANTT, hỗ trợ đắc lực người dân phòng, chống dịch bệnh.
Rõ
ràng, với mục tiêu, ý nghĩa như trên, việc ban hành Luật Lực lượng tham gia bảo
vệ ANTT ở cơ sở là cần thiết và đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi thực tiễn. Việc thảo
luận, đóng góp ý kiến nhằm chỉnh lý, bổ sung những vấn đề mới; thảo luận, làm
rõ những vấn đề còn có ý kiến khác nhau trong dự luật là vấn đề bình thường khi
xây dựng các dự án văn bản quy phạm pháp luật.
Tuy
nhiên, đóng góp ý kiến khác với việc lợi dụng để đả phá, xuyên tạc với những
ngôn từ như, ban hành luật sẽ “tạo ra một mạng lưới chân rết, trao quyền để lấy
dân trị dân, sinh ra những hệ lụy như rình mò, hạch sách, trấn áp, lộng quyền,
không giữ được ANTT mà khiến xã hội sẽ trở nên hỗn loạn hơn”. Những luận điệu
này được tung ra nhằm tạo ra nhận thức lệch lạc, suy giảm niềm tin, kích động
tâm lý, thái độ chống đối, phá hoại dự thảo luật, sâu xa hơn là chống phá chế
độ, Đảng và Nhà nước.
CAND
Đăng nhận xét