Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh (nguyên thứ trưởng Bộ Quốc phòng) cho rằng việc Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt vào Ukraine thời điểm này là sự kiện lạ thường xảy ra trong một thế giới hiện đại, giữa kỷ nguyên hội nhập và toà
n cầu hóa. Đây là một bất ngờ với cả thế giới, dù trước đó có thể có rất nhiều "thuyết âm mưu".
Thượng
tướng Nguyễn Chí Vịnh nói:
-
Cuộc đối đầu quân sự và các diễn biến tại Ukraine mang tính cục bộ nhưng đã
nhanh chóng được đẩy lên phạm vi toàn cầu. Bởi xét trên bình diện quốc tế, các
cuộc chiến tranh đều gây ảnh hưởng đến ổn định, hòa bình, chính trị, quân sự,
an ninh, kinh tế...
Với
Việt Nam, cần làm rõ: trước hết hòa bình thế giới bị đe dọa, tức là hòa bình
Việt Nam bị đe dọa. Vì vậy, nhìn nhận việc này trước hết phải dựa trên nguyên
tắc luật pháp, đạo lý và hòa bình thế giới, nhưng mục đích rất rõ ràng là phải
dựa trên lợi ích của chính Việt Nam ta.
* Với Việt Nam, cả Nga và
Ukraine đều là những người bạn truyền thống, nên mỗi người chúng ta đều rất
không vui trước tình hình xung đột, chiến sự hiện nay. Các nước can dự vào xung
đột này cũng đều là bạn bè, đối tác của Việt Nam, vậy chúng ta phải đứng về bên
nào? Lựa chọn cách ứng xử như thế nào?
-
Một câu hỏi được đặt ra trong những ngày qua là ai đúng, ai sai trong cuộc xung
đột này và liệu nó sẽ đi về đâu? Các bên xung đột trực tiếp và các bên can dự
đều viện dẫn lý lẽ của mình.
Tôi
nghĩ rằng nguyên nhân để xung đột leo thang như hiện nay không có bên nào đúng
hoặc sai tuyệt đối, nhưng rõ ràng chiến dịch quân sự này tạo ra tiền lệ xấu
trong việc sử dụng sức mạnh quân sự trong quan hệ quốc tế, hòa bình thế giới bị
đe dọa.
Nhưng
kết cục của cuộc chiến sẽ đi về đâu, ai sẽ thắng? Cá nhân tôi cho rằng cả Nga
và Ukraine đều không có bên nào thắng.
* Hai bên đã ngồi vào bàn
đàm phán. Nhưng súng vẫn nổ, Mỹ và một số đồng minh viện trợ vũ khí cho
Ukraine, trong lúc Tổng thống Putin ra lệnh đặt lực lượng răn đe (vũ khí hạt
nhân) của Nga vào tình trạng cảnh giác cao. Theo ông, có những nguy cơ gì trong
thời gian tới?
-
Rõ ràng phải lo ngại chứ, khi hằng ngày, hằng giờ số người chết và bị thương cứ
tăng lên. Đặc biệt khi Tổng thống Putin lệnh cho quân đội Nga đưa lực lượng
phản ứng chiến lược lên mức cảnh giác cao.
Ai
cũng nghĩ rằng đó chỉ là lời đe dọa nhưng đã làm cộng đồng quốc tế đặc biệt
quan ngại, bởi việc sử dụng vũ khí hạt nhân lẽ ra không được có trong suy nghĩ
của lãnh đạo các quốc gia sở hữu thứ vũ khí hủy diệt này, chứ không phải là thể
hiện ra bằng lời nói và được lặp đi lặp lại không chỉ một lần.
Ở
phía ngược lại, Mỹ và một số quốc gia viện trợ vũ khí cho Ukraine trong tình
hình hiện nay là sai lầm và có thể đằng sau nó là một âm mưu sâu xa bởi nó
chẳng khác nào đổ thêm dầu vào lửa.
Tôi
đặt ra câu hỏi: hàng tỉ đôla viện trợ vũ khí của Mỹ và phương Tây cho Ukraine
hiện nay đang và sẽ nằm trong tay ai? Quân đội chính quy của Ukraine thì đã rõ.
Nhưng
nên nhớ lực lượng xung kích và thiện chiến nhất tại Ukraine hiện nay, thường
được gọi là các "Binh đoàn dân binh tự vệ" có nòng cốt là các nhóm
cực hữu, phân biệt sắc tộc rất manh động (được bổ sung thêm một số tù hình sự
được thả để "đổi mạng người lấy tự do").
Phía
bên kia là các đơn vị bán vũ trang và lính đánh thuê ở miền Đông do Nga hậu
thuẫn. Thử hỏi khi cuộc chiến tranh đã đi qua, những vũ khí hiện đại đó nằm
trong tay các nhóm vô chính phủ sẽ được sử dụng như thế nào?
* Chiến sự Nga - Ukraine không
thể kéo dài mãi, phải có kết cục. Điều nhiều người đang lo ngại là cho dù cuộc
chiến này có kết cục như thế nào đi nữa thì sau đó thế giới cũng bị biến đổi
sâu sắc, bởi cấu trúc an ninh toàn cầu sẽ thay đổi. Ông bình luận gì?
-
Đúng như vậy. Như tôi đã nói, tôi cho rằng cuộc chiến này Nga và Ukraine sẽ
không có bên nào thắng. Chúng ta nhớ lại năm 1979, Liên Xô đưa quân sang
Afghanistan và thời điểm đó, mọi chuyện tưởng chừng như đã an bài, nếu so sánh
sức mạnh của hai bên.
Nhưng
sau 10 năm sa lầy, Liên Xô phải quay trở về trong thế yếu và đó là một nhân tố
góp phần làm Liên Xô sụp đổ. Nước Nga cần nhớ lại bài học này để có thể ngồi
vào bàn đàm phán.
Theo
tôi, chiến sự tại Ukraine hiện nay khó có khả năng lan rộng, bởi không ai muốn
nó lan rộng, kể cả Nga. Tuy vậy, nếu các bên thiếu kiềm chế, không chỉ Nga -
Ukraine mà cả các quốc gia can dự nữa, thì nguy cơ từ chiến tranh mở rộng, cộng
hưởng với chiến tranh kinh tế, chính trị và tạo ra phân cực thế giới mới thì
vấn đề có thể bị đẩy đi xa hơn, rộng hơn, xấu hơn rất nhiều.
Điều
chúng ta lo ngại là cuộc chiến này có thể dẫn đến hệ lụy xấu đối với tương lai
thế giới khi cấu trúc an ninh hiện tại bị phá vỡ. Một trật tự thế giới đa cực
có thể bị biến đổi thành "hai phe", nếu như vậy nguy cơ đối đầu dai
dẳng và nguy hiểm.
Cho
nên tất cả những gì chúng ta mong muốn và cần phải hành động là ngăn chặn kết
cục xấu ấy, ngăn chặn nguy cơ phân cực thế giới một lần nữa.
* Muốn tránh nguy cơ nguy
hiểm này thì chỉ có một con đường: đối thoại, đối thoại và đối thoại?
-
Cho dù cuộc chiến có kết cục thế nào đi nữa thì Nga và Ukraine đều có những tổn
hại về phía mình. Nga phải bỏ chi phí rất lớn để thực hiện chiến dịch quân sự
đặc biệt, lại phải chịu các đòn trừng phạt kinh tế của EU, Mỹ và đồng minh.
Về
đối ngoại, nước Nga sẽ có một kẻ thù ở sát nách thay vì một người anh em hay
một nước láng giềng truyền thống. Hơn thế nữa, uy tín và đoàn kết quốc gia sẽ
bị tổn hại vô cùng nặng nề và lâu dài.
Còn
Ukraine thì sẽ tan nát sau cuộc chiến và trước mắt là một tương lai lệ thuộc,
mất ổn định, xung đột, thậm chí nội chiến lâu dài. Nhiều chuyên gia có chung
nhận định rằng hưởng lợi từ sự kiện này, cả trước mắt và lâu dài, là những nước
lớn không trực tiếp tham gia xung đột, đang đứng ngoài "tọa sơn quan hổ
đấu".
Con
đường đối thoại là đương nhiên, nhưng cách nào để có đối thoại thực chất, trên
cơ sở tôn trọng lợi ích, nhân nhượng lẫn nhau trên cơ sở luật pháp quốc tế (mà
trong cuộc chiến này yếu tố đó hình như không được coi trọng cho lắm), nên cần
có nhiều tiếng nói ở các góc độ khác nhau với các bên tham gia, trong đó có đa
phương, có song phương.
Nói
cho gọn, tất cả các bên, trước tiên là Nga và Ukraine, rồi đến các quốc gia can
dự vào cuộc xung đột này, nhất là Mỹ và EU đều phải "quay xe", lùi
lại - tức là đều phải nhân nhượng.
Nhưng
phải để cho mọi quốc gia đều giữ được thể diện, tức là không có người thắng, kẻ
thua - mà là "cùng thắng", người thắng thực sự là hòa bình. Nếu các
bên không cùng nhau đảm bảo yêu cầu này, đàm phán sẽ thất bại. Cũng đừng chờ
đợi vào công thức "người thắng trên chiến trường sẽ là người có tiếng nói
cuối cùng trên bàn đàm phán" như đã từng diễn ra trong quá khứ.
Vậy
công thức nào? Không khó để nhìn ra, đó là: ngừng bắn ngay lập tức, các đoàn
quân về bên kia biên giới; ngưng ngay viện trợ quân sự cho tất cả các bên; các
khu vực tranh chấp (Crimea, Donbass...) giữ nguyên trạng, 2 nước sẽ đàm phán
trong hòa bình và tôn trọng lẫn nhau, tuân thủ luật pháp quốc tế; Ukraine trung
lập, "3 không" - đối với tất cả các bên.
Tôi
nhắc lại, muốn hạ nhiệt ở Ukraine cần chọn công thức không có nước thất bại.
Bởi trong xung đột này, Nga là nước lớn, các bên can dự như Mỹ, EU cũng vậy, sẽ
không bên nào chấp nhận thất bại. Còn nếu để Ukraine thất bại thì công lý thất
bại, hòa bình thế giới thất bại và đây là điều không ai chấp nhận.
* Theo ông, cuộc xung đột
này ảnh hưởng như thế nào đến Việt Nam và chúng ta cần có hành động gì để đóng
góp vào việc thiết lập lại hòa bình?
-
Rõ ràng là tình hình đã ảnh hưởng trên nhiều lĩnh vực và ngày càng ảnh hưởng
nhiều hơn đến Việt Nam. Đây mới là thách thức quan trọng mà Việt Nam phải tính
toán và đối mặt để không bao giờ cho phép xảy ra những vấn đề tương tự trên đất
nước của chúng ta.
Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại hội nghị ngoại giao mới đây đã nhận định rằng trong
tình hình thế giới hiện nay, là một quốc gia có trách nhiệm, chúng ta cần phải
căn cứ vào vị thế của đất nước để có tiếng nói phù hợp đóng góp cho hòa bình,
ổn định, an ninh thế giới và đó cũng là lợi ích của Việt Nam.
Đồng
thời, cần rất chủ động để xúc tiến các bước đi ngoại giao nhằm phục vụ cho lợi
ích quốc gia, dân tộc, đó chính là bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa.
Chúng
ta không thể đứng ngoài sự việc này, bởi trước hết Nga và Ukraine đều là bạn
của Việt Nam, những bên can dự vào đều là đối tác của chúng ta. Việt Nam chúng
ta có 3 thế mạnh để có thể tham gia, đóng góp giúp tạo lập lại hòa bình.
Thứ
nhất, chúng ta đã chiến thắng trong các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, để
kiến lập nền hòa bình bền vững cho đất nước.
Thứ
hai, chúng ta cũng có kinh nghiệm trong giải quyết tranh chấp, bảo vệ chủ quyền
lãnh thổ nhưng vẫn giữ được hòa bình. Trong hơn 1/4 thế kỷ qua, sóng gió như
vậy nhưng Việt Nam giữ vững được toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, giữ được độc lập
tự chủ và những gì chúng ta đang có, đồng thời giữ được hòa bình.
Thứ
ba, chúng ta có quan hệ đa phương rộng rãi với hầu hết các quốc gia, các tổ
chức quốc tế.
Đó
là thế mạnh mà chúng ta phải tận dụng để đóng góp cho hy vọng hòa bình ở
Ukraine trong sự bình đẳng, phù hợp luật pháp quốc tế. Và đó cũng chính là lợi
ích của Việt Nam.
* Như ông phân tích, chúng
ta đều là bạn của Nga và Ukraine, vậy khi 2 người bạn xảy ra "xích
mích" thì chúng ta nên hành động thế nào cho phù hợp trong lúc này?
-
Tôi lại nhớ đến câu nói của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ngoại giao phải chân
thành. Chúng ta cần chân thành, thẳng thắn nêu ý kiến với tất cả bạn bè, đối
tác để đóng góp cho hòa bình.
Theo
tôi, với nước Nga, một người bạn truyền thống, từng giúp đỡ nghĩa tình cho Việt
Nam, chúng ta ủng hộ Nga là một cường quốc trên thế giới, ủng hộ bảo đảm an
ninh của nước Nga trong nội địa và không bị uy hiếp ngoài biên giới, không đồng
tình với các lệnh trừng phạt kinh tế, bao vây, cấm vận áp đặt lên nước Nga.
Nhưng
đồng thời cũng góp ý với bạn, trước hết không đồng tình khi chủ quyền, lãnh thổ
các nước không được tôn trọng theo luật pháp quốc tế, bất luận là hình thức
nào. Việc dùng chiến tranh hoặc sức mạnh để giải quyết tranh chấp là không thể
chấp nhận, chúng ta cũng không đồng tình khi cuộc chiến này sẽ tạo ra các tiền
lệ xấu trong quan hệ quốc tế.
Với
Ukraine, chúng ta ủng hộ người bạn của mình bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, bảo vệ
danh dự quốc gia. Chúng ta chân thành mong muốn Ukraine hòa bình, không bị áp
đặt bởi chính trị cường quyền, không phải chịu đựng chính sách "ngoại giao
pháo hạm" của nước lớn.
Chúng
ta phản đối bất cứ hình thức nào áp đặt chiến tranh với Ukraine, kêu gọi hòa
bình, ổn định cho người dân. Tuy nhiên, cũng cần góp ý với các bạn Ukraine về
việc để đất nước mình trở thành nơi xung đột quyền lực của các nước lớn là rất
không ổn.
Thêm
vào đó, khi sống cạnh nước lớn mà anh lại định đem sức mạnh quân sự để đối đầu
với họ là hạ sách. Cũng cần góp ý với bạn về việc không nên nghiêng về bên nào.
Việt
Nam có thể chia sẻ với bạn bài học "3 không" trong chính sách quốc
phòng, đó là không liên minh quân sự, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự,
không cho nước ngoài sử dụng lãnh thổ nước mình để chống lại nước thứ ba./.
St
Đăng nhận xét