Hiệp hội Nghiên cứu thị trường hàng đầu thế giới (WIN) công bố kết quả khảo sát điều tra trên phạm vi toàn cầu về bình đẳng giới nhân Ngày quốc tế phụ nữ 8/3.
Theo
kết quả điều tra, 70% dân số thế giới cho rằng đã có sự bình đẳng giữa 2 giới
trong gia đình, 60% có suy nghĩ tương tự về bình đẳng giới ở nơi công sở. Lĩnh
vực chính trị là nơi phụ nữ còn gặp nhiều khó khăn nhất, với chỉ khoảng một nửa
số người được hỏi cho rằng, phụ nữ và nam giới được đối xử như nhau trên chính
trường. Với 86%, Phần Lan là nước có tỷ lệ người nhận định có bình đẳng giới
trên chính trường cao nhất.
Còn
tại Việt Nam, 84% số người được hỏi nhận định rằng trong công việc đã có sự
bình đẳng nam nữ, 93% cho rằng có sự bình đẳng nam nữ trong gia đình. Đây là
những tỷ lệ cao nhất trong số 39 quốc gia tham gia vào cuộc điều tra này. Có
63% số người được hỏi tại Việt Nam cho biết có sự bình đẳng giới trong chính
trị.
Đáng
chú ý, những nước có chỉ số bình đẳng giới thấp nhất lại rơi vào các nước phát
triển như: Nhật Bản, Ý. Tại Nhật, chỉ có 30% tin rằng có sự bình đẳng nơi công
sở giữa nam và nữ, tỷ lệ này là 18% đối với chính trường và 44% trong gia đình.
Ở
Ý, có 38% cho rằng có bình đẳng giới ở nơi làm việc, bằng với tỷ lệ trên chính
trường và 69% suy nghĩ tương tự về gia đình.
Khác
với các cuộc điều tra trước đây, năm nay, WIN lần đầu tìm hiểu thêm về vấn đề
cơ hội trong công việc và sự nghiệp đối với 2 giới. Trên phạm vi toàn thế giới,
có 37% số người được hỏi cho rằng phụ nữ có cơ hội tương đương với nam giới khi
tìm kiếm việc làm và phát triển sự nghiệp. Ở Việt Nam, tỷ lệ này là 69%, cao
thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc với 79%. Nhật Bản là nước có tỷ lệ thấp
nhất với 12%.
Cuộc
điều tra được thực hiện vào cuối năm 2021 tại 39 quốc gia, sử dụng các hình
thức phỏng vấn trực tiếp, qua điện thoại hoặc trực tuyến. Có 33.326 người đã
được phỏng vấn.
Tại
Việt Nam, điều tra do Công ty nghiên cứu Đông Dương (Indochina Research) thực
hiện với 601 người được hỏi tại Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng và Cần Thơ./.
Đăng nhận xét