Liệu truyền thông quốc tế có đang quá đà khi đồng loạt tuyên truyền Nga âm mưu xâm lược Ukraine? Hàng loạt cuộc gặp gỡ, điện đàm Nga-Mỹ, Nga-phương Tây, Mỹ-phương Tây trong tuần qua nhằm tìm ra biện pháp hạ nhiệt căng thẳng của cuộc xung đột Nga-Ukraine vẫn chưa đem lại bất cứ hiệu quả tức thì nào.
Báo
chí Mỹ và phương Tây suốt tuần qua đều đưa tin Nga đã điều hơn 100.000 quân áp
sát biên giới với Ukraine, song việc kiểm chứng nguồn tin lại chưa được cung
cấp. Trước đó, quan chức Anh còn tuyên bố Nga leo thang căng thẳng nhằm ép
Ukraine phải chấp thuận dựng lên một chính quyền thân Nga, trong khi chính
người trong cuộc đã lên tiếng phủ nhận thông tin này.
Vậy
liệu có phải Nga-Ukraine đang bên bờ vực chiến tranh? Ai là người “đổ thêm dầu
vào lửa”, khiến xung đột Nga-Ukraine leo thang? Ai được lợi và bên nào chịu
thiệt hại trong cuộc xung đột này?
Nga
chắc chắn là quốc gia không muốn gây xung đột với Ukraine. Bởi điều đó gây bất
ổn cho chính nội tại nước Nga. Nếu chiến tranh xảy ra, Nga sẽ phải tiêu tốn khá
nhiều chi phí cho cuộc xung đột này và chắc chắn sẽ phải gánh chịu thêm các
biện pháp trừng phạt khốc liệt của Mỹ và phương Tây. Trường hợp căng thẳng với
Ukraine tiếp tục duy trì như hiện nay, Nga vẫn phải hao tâm tốn của và chịu bất
ổn ở khu vực biên giới với Ukraine. Lâu dài, việc này sẽ làm xói mòn tiềm lực
kinh tế, chính trị, quân sự Nga, từng bước làm suy giảm sức mạnh và ảnh hưởng
của Nga trên trường quốc tế.
Mỹ,
với chiêu bài kích động xung đột leo thang, một mặt liên tục tố cáo Nga có thể
xâm lược Ukraine “vào bất kể lúc nào”, một mặt kích động các bên liên quan
tuyên chiến với Nga thông qua hàng loạt động thái như: Sẵn sàng hậu thuẫn cho
chính quyền Ukraine và các nước Đông Âu bằng cách viện trợ vũ khí và điều binh
lính tới khu vực này, ra lệnh sơ tán nhân viên ngoại giao và công dân Mỹ tại
Ukraine như thể chiến tranh sắp xảy ra... Cùng với đó, các phương tiện truyền
thông của Mỹ và phương Tây cũng không quên liên tục đẩy mạnh tuyên truyền âm
mưu xâm lược Ukraine của Nga, dù các nguồn tin đều chỉ dẫn lời quan chức Mỹ mà
không đưa ra được bất cứ bằng chứng cụ thể nào.
Xét
từ nhiều phương diện, dù xung đột Nga-Ukraine có leo thang thành chiến tranh
hay không, thì Mỹ vẫn có thể “ngư ông đắc lợi”.
Trong
trường hợp các biện pháp ngoại giao có thể hạ nhiệt căng thẳng, Mỹ sẽ tạo dựng
được uy tín với vai trò hòa giải xung đột. Thậm chí, không loại trừ khả năng Mỹ
có thể thỏa thuận các biện pháp hạ nhiệt với Nga, lùi một bước để Nga giữ yên
được khu vực biên giới với Ukraine. Đổi lại, Nga có thể nhượng bộ Mỹ trong giải
quyết các vấn đề quốc tế khác, nhất là vấn đề liên quan đến “chảo lửa”
Palestine-Israel ở Trung Đông. Israel là đồng minh lâu năm của Mỹ và một thực
tế không thể phủ nhận là giới tài phiệt và chính trị gia Mỹ gốc Do Thái-ở mức
độ nào đó có vai trò lớn trên chính trường Mỹ. Hỗ trợ đồng minh Israel trong
cuộc xung đột ở Trung Đông chính là một cơ hội mà Tổng thống Joe Biden cũng như
Đảng Dân chủ cầm quyền cần tận dụng để giành lấy lá phiếu của cử tri Mỹ gốc Do
Thái trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ sắp tới.
Trường
hợp chiến tranh xảy ra, Nga sẽ phải tiếp tục gánh chịu các biện pháp trừng phạt
khốc liệt hơn từ Mỹ và các nước phương Tây, khiến sức mạnh kinh tế và quân sự
của Nga suy giảm. Từ đó Mỹ rảnh tay để đối phó với một thế lực lớn mạnh đang đe
dọa soán ngôi “bá chủ” của Mỹ, đó là Trung Quốc. Chưa kể, Dự án đường ống dẫn
khí đốt Phương Bắc 2 từ Nga sang châu Âu sẽ bị đình trệ và đương nhiên Mỹ sẽ
nhân cơ hội đó nắm quyền chi phối châu Âu một khi EU buộc phải phụ thuộc vào
nguồn cung khí đốt từ Mỹ. Thế giới cũng không lạ gì câu chuyện: Đối với Mỹ, bất
kể cuộc xung đột vũ trang nào cũng là cơ hội cho “tay phe vũ khí thượng thặng”
này kiếm chác khoản lợi nhuận khổng lồ từ việc buôn bán vũ khí cho các bên tham
chiến.
Thực
tế, dù viện trợ vũ khí cho Kiev, chính quyền Mỹ từng tuyên bố sẽ không đưa quân
đến Ukraine và mặc dù liên tục “xúi nguyên giục bị”, rốt cục chưa chắc Mỹ đã
đồng ý để Ukraine gia nhập NATO, bởi khi đó Mỹ sẽ phải hỗ trợ nhiều hơn, tiêu
tốn nhiều tiền của hơn cho một đồng minh vốn không đem lại nhiều lợi lộc cho
nước Mỹ.
Bên
cạnh đó, căng thẳng Nga-Ukraine cũng là cơ hội cho các lãnh đạo một số nước
phương Tây ghi điểm trong mắt công chúng. Chẳng thế mà các cuộc ngoại giao con
thoi của các lãnh đạo EU nhằm hạ nhiệt căng thẳng Nga-Ukraine diễn ra với tần
suất dày đặc thời gian qua. Tổng thống Pháp Macron cần tận dụng cơ hội này để
tỏ rõ vai trò đầu tàu EU khi Pháp đang là Chủ tịch luân phiên Hội đồng liên minh
châu Âu và chuẩn bị bước vào cuộc bầu cử tổng thống tháng 4 tới. Thủ tướng Đức
Scholz vừa mới nhậm chức chưa lâu và cũng cần chứng tỏ năng lực dẫn dắt của nền
kinh tế lớn nhất EU trong giải quyết các vấn đề quốc tế. Thủ tướng Anh Johnson
lại cần ghi điểm trong vấn đề ngoại giao khi chính quyền của ông đang vướng vào
hàng loạt bê bối trong nước khiến chiếc ghế thủ tướng bị lung lay.
Những
tham vọng chính trị, những ý đồ mưu lợi từng bước được định hình rõ nét hơn
chính trong bối cảnh căng thẳng leo thang của cuộc xung đột Nga-Ukraine. Hơn
bao giờ hết, đó là yếu tố khiến cuộc xung đột trở nên rối rắm và khó đoán định./.
Đăng nhận xét