Ngay ngày đầu tiên của năm mới Nhâm Dần, Đội tuyển bóng đá Việt Nam làm nên kỳ tích khi giành thắng lợi 3-1 trước Đội tuyển bóng đá Trung Quốc. Do có sự tham gia cổ vũ của Thủ tướng Phạm Minh Chính, một số đối tượng lập tức lấy hình ảnh này để xuyên tạc rằng Việt Nam đã phản kháng Trung Quốc về mặt chính trị.
Trước
trận gặp Đội tuyển bóng đá Trung Quốc ngày mùng 1 Tết Nhâm Dần, Đội tuyển Việt
Nam đã thua trắng cả 7 trận đấu. Trong đó, có trận thua sát nút rất đáng tiếc
trước Đội tuyển Trung Quốc ngày 08/10/2021. Điều này góp phần vào niềm vui vô
bờ bến của các cổ động viên Việt Nam, dù trên thực tế cả hai đội tuyển Việt Nam
và Trung Quốc đều đã chắc chắn bị loại và chỉ còn chơi bóng vì thủ tục. Phút
thứ 9, Hồ Tấn Tài đánh đầu tung lưới mở tỷ số, phút 16 đến lượt Nguyễn Tiến
Linh ghi bàn, Phan Văn Đức sút xa nâng tỷ số lên 3-0 ở phút 76 gần như ấn định
chiến thắng cho Việt Nam. Các góc quay cho thấy niềm vui cuồng nhiệt của cổ
động viên trên khán đài, trong đó có Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Nhưng
bóng đá không chỉ có thắng thua, mà còn là tinh thần thể thao cao thượng. Phút
54, khi thấy cầu thủ số 14 của tuyển Trung Quốc bị đau nằm sân, đội Việt Nam đã
chủ động phá bóng để chờ cầu thủ đội bạn đứng dậy thi đấu tiếp. Liên đoàn bóng
đá thế giới FIFA cũng như nhiều liên đoàn thể thao khác trên thế giới luôn
khuyến khích những khoảnh khắc như vậy, họ gọi đó là tinh thần fairplay (chơi
đẹp). Mọi liên đoàn thể thao và những cổ động viên chân chính đều hiểu thể thao
là thể thao và không nên có chỗ cho những thù hận, và đặc biệt là chính trị. Lá
thăm trong bóng đá không phân biệt biên giới, ý thức hệ, thể chế hay thù địch.
Như nó đã từng thể hiện khi I-ran gặp Mỹ, khi Hy Lạp gặp Thổ Nhĩ Kỳ…
Thế
nhưng, một số đối tượng lợi dụng sự kiện như Thủ tướng Phạm Minh Chính đi cổ
vũ, đại sứ quán Mỹ chúc mừng chiến thắng của tuyển Việt Nam để cho rằng Việt
Nam đã “phản kháng” Trung Quốc về mặt chính trị, và Trung Quốc sẽ trả đũa.
Thực
chất, vết dấu chính trị trong bóng đá rất mờ nhạt và có chăng chỉ tồn tại trong
chính suy luận của những người ưa tán dóc tràng giang đại hải về bóng đá mà
thôi. Mọi hành vi gán ghép chính trị vào thể thao một cách lộ liễu đều bị lên
án. Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) từng tranh cãi kịch liệt với Ủy ban Olympic và
Paralympic Mỹ về vấn đề giới hạn để các VĐV được phép thể hiện quan điểm chính
trị khi từng có những VĐV Mỹ thể hiện thông điệp nhân quyền khi tham gia Thế
vận hội. Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhiều lần phê phán Mỹ vì hành vi “chính trị
hóa thể thao” trong việc “tẩy chay ngoại giao” Olympic Bắc Kinh 2022.
Phút
cuối cùng của trận đấu bóng đá trên sân Mỹ Đình, cầu thủ Xu Xin tung cú sút vào
lưới Tấn Trường mang lại bàn danh dự cho tuyển Trung Quốc, ấn định tỷ số 3-1.
Đây là một tỷ số rất đẹp và ý nghĩa trong ngày mùng 1 Tết Nhâm Dần, khi mà cả
Việt Nam và Trung Quốc đều ăn Tết âm lịch. Đẹp vì chỉ 2 ngày trước, chính đội
tuyển bóng đá nữ Trung Quốc đã thắng Việt Nam với cùng tỷ số này, và cũng vì dù
có thắng trận hay không thì cả tuyển bóng đá nam Việt Nam và Trung Quốc đều đã
bị loại, kết quả không có quá nhiều ý nghĩa với cả hai. Nếu muốn dùng những suy
nghĩ khác để bình luận về một trận bóng đơn thuần, có lẽ chúng ta nên nói về
những điều tích cực như vậy, thay vì những ngôn từ quá khích, hay luận điệu
xuyên tạc./.
Đăng nhận xét