Tháng 7/2021, tờ The Straits Times (Singapore) đã đưa một dự báo rất kém lạc quan cho Việt Nam, rằng Việt Nam phải mất hơn 10 năm nữa mới có thể tiêm được vaccine cho 75% dân số.
Khi
đợt dịch thứ 4 bùng phát vào cuối tháng 4, Việt Nam mới có khoảng hơn 300.000
liều vaccine. Tới đầu tháng 8 năm 2021, tỉ lệ tiêm chủng vaccine phòng COVID-19
của Việt Nam vẫn ở mức thấp trong khu vực Đông Nam Á (chỉ trước Myanmar) với
hơn 8 triệu liều tiêm, đạt tỉ lệ bao phủ 1 liều cho 7,5% dân số từ 18 tuổi trở
lên.
Trong
bối cảnh vaccine khan hiếm trên toàn cầu, lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã huy động
mọi nguồn lực, quyết tâm thực hiện chiến lược vaccine phòng COVID-19 vì mục
tiêu miễn dịch cộng đồng với các giải pháp: Thành lập Quỹ vaccine; đẩy mạnh
ngoại giao vaccine; thúc đẩy nghiên cứu sản xuất vaccine trong nước; tổ chức
chiến dịch tiêm chủng miễn phí quy mô chưa từng có trong lịch sử với tinh thần
"vaccine tốt nhất là vaccine được tiêm sớm nhất".
"Phải
nhập khẩu được vaccine nhiều nhất, sớm nhất có thể. Khó khăn là khan hiếm trên
toàn cầu, nhưng không vì khó khăn đó mà chúng ta ngồi im". Thủ tướng Phạm
Minh Chính yêu cầu các bộ trưởng, đặc biệt là Bộ trưởng Ngoại giao tận dụng mọi
kênh để tiếp cận nguồn vaccine ở thời điểm cam go nhất.
Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đích thân thực hiện nhiều cuộc điện đàm với lãnh đạo
cấp cao các nước nhằm thúc đẩy ngoại giao vaccine cũng như các hợp tác chuyển
giao công nghệ, sản xuất vaccine.
Trong
thời gian ngắn, Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ đã tích cực gửi thư và
điện đàm với lãnh đạo 22 nước và 10 tổ chức quốc tế, gặp mặt Đại sứ các nước
tại Việt Nam, đại diện doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam như Mỹ và châu Âu
vận động ngoại giao vaccine.
Lãnh
đạo cấp cao nước ta như Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội
đã thực hiện sáu chuyến công du tới châu Âu, Cuba, Mỹ, Anh, Pháp, Nhật Bản,
Thụy Sĩ, Liên bang Nga, Hàn Quốc, Ấn Độ nhằm ký kết các hợp đồng mua bán,
chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine, vận động tài trợ, chuyển giao vaccine
dôi dư và đôn đốc hoàn thành thỏa thuận chuyển giao vaccine theo hợp đồng đã ký
kết.
Kết
quả, Việt Nam từ nước tiếp cận vaccine COVID-19 tương đối chậm, đã trở thành
quốc gia tiêm chủng nhanh hàng đầu thế giới.
Đến
nay, đã có hơn 210 triệu liều vaccine về tới Việt Nam, nước ta đã "đi sau
về trước", trở thành một trong 6 nước có tỉ lệ bao phủ vaccine cao hàng
đầu thế giới, với dân số gần 100 triệu người.
Đây
thực sự là một kỳ tích và là một yếu tố quyết định để cùng với nhiều biện pháp
y tế khác và việc đề cao ý thức người dân, chúng ta kiểm soát hiệu quả dịch
bệnh, tự tin mở cửa trở lại, phục hồi và phát triển kinh tế. Không thỏa mãn với
kết quả đạt được, Thủ tướng đã phát động và cả nước đang quyết liệt chiến dịch
tiêm chủng vaccine thần tốc mùa Xuân năm 2022 xuyên Tết với mục tiêu bao phủ
vaccine cho toàn bộ các đối tượng được chỉ định./.
Đăng nhận xét