Lãnh đạo cấp cao là những người đứng đầu Đảng và Nhà nước, cũng có nghĩa phải luôn tiên phong trong mọi hoạt động quan trọng của đất nước. Việc các lãnh đạo như Tổng bí thư, Chủ tịch nước tham dự các lễ hội Phật giáo, tín ngưỡng của dân tộc là điều hết sức bình thường, nhưng luôn bị các đối tượng hải ngoại xuyên tạc, cho là “có ý đồ chính trị”, “sửa chữa sai lầm lịch sử”.



Ngày nay, tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam có ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống của cả xã hội. Tại Đại hội XIII của Đảng, trong báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội nhiệm kỳ 2016-2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021-2025, Đảng ta nhận định: tình hình tôn giáo ổn định, đa số chức sắc, chức việc và đồng bào có đạo yên tâm, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, gắn bó, đồng hành cùng dân tộc.

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước luôn tích cực tham gia các lễ hội văn hóa, tín ngưỡng quan trọng của đất nước để thể hiện sự tôn trọng truyền thống dân tộc, đoàn kết cùng nhân dân cả nước. Thế nhưng, các hoạt động này luôn luôn bị các đối tượng hải ngoại nhìn dưới lăng kính tiêu cực, cho là “có ý đồ gì đó”. Điều trái khoáy là các đối tượng này luôn lu loa rằng, Việt Nam đàn áp tôn giáo, không cho “tự do tôn giáo” nhưng rồi cũng chính họ là người “to mồm” nhất xuyên tạc việc tham gia hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng của các lãnh đạo.

Cùng điểm qua các luận điệu xuyên tạc chính của những trang mạng và tổ chức chống phá.

1. Xuyên tạc rằng lãnh đạo đề cao Phật giáo thành “quốc giáo”

Lý lẽ mà BBC và nhiều đài hải ngoại khác đưa ra là trong các dịp lễ Tết quan trọng, lãnh đạo cấp cao Nhà nước thường đến dâng hương tại các ngôi chùa nổi tiếng trong cả nước. Khi các chức sắc Hòa thượng viên tịch luôn có lãnh đạo đến viếng. Ngoài ra họ còn đặt nghi vấn về việc phát triển rực rỡ của Phật giáo tại Việt Nam, với nhiều cơ sở thờ tự lớn được xây dựng và cho rằng được Nhà nước ngầm ủng hộ.

Cần biết, cùng với sự phát triển của đất nước thì đời sống tôn giáo của người dân cũng ngày càng phong phú. Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi để mọi người thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; coi trọng chính sách đoàn kết, hòa hợp giữa các tôn giáo; đảm bảo sự bình đẳng, không phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng; bảo hộ hoạt động của các tổ chức tôn giáo bằng pháp luật.

Theo thống kê thì trong lĩnh vực tôn giáo, Việt Nam có khoảng hơn 26,5 triệu tín đồ (chiếm 27% dân số), 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo được nhà nước công nhận hoặc cấp chứng nhận đăng ký hoạt động. Cả nước hiện có hơn 57,4 ngàn chức sắc, trên 147 ngàn chức việc, hơn 29,6 ngàn cơ sở thờ tự. Số lượng tín đồ theo các tôn giáo hiện nay khoảng: Phật giáo: 15,1 triệu; Công giáo: 7,1 triệu; Cao đài: 1,1 triệu; Tin lành: 1 triệu; Hồi giáo: 80.000; Phật giáo Hòa hảo: 1,3 triệu, còn lại là các tôn giáo khác (Tịnh độ Cư sỹ Phật hội, Tứ ân Hiếu nghĩa, Bà La môn, Bửu Sơn Kỳ Hương, Minh sư đạo, Minh lý đạo…).

Như vậy có thể thấy Phật giáo có đông tín đồ nhất, và hình ảnh lễ chùa đầu năm hay trong các dịp lễ Tết quan trọng đã trở nên quen thuộc. Sự phát triển của Phật giáo với nhiều cơ sở thờ tự mới được xây dựng cũng thể hiện nhu cầu hành lễ Phật giáo của người dân ngày một tăng cao. Lãnh đạo từ dân mà ra, vì vậy việc các lãnh đạo có thể đi chùa lễ Phật nhiều cũng là hết sức bình thường, không phải là sự phân biệt đối xử.

Thực tế, chính đài BBC cũng phải thừa nhận các lãnh đạo Đảng và Nhà nước vẫn thường thăm viếng đại diện các đạo giáo khác, ví dụ như Công giáo trong những dịp lễ chính là Noel, đón năm mới hay khi có chức sắc qua đời. Đơn cử như năm 2018, đoàn lãnh đạo Chính phủ do đồng chí Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ dẫn đầu đã đến viếng linh mục Phaolô Bùi Văn Ðọc, Tổng Giám mục Tổng giáo phận TP Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam tại nhà thờ Chính Tòa Ðức Bà, TP Hồ Chí Minh. Năm 2021, đoàn lãnh đạo Quận ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam quận Gò Vấp đã đến viếng Linh mục Nguyễn Văn Chủ, chánh xứ Giáo xứ Xóm Thuốc, Hạt trưởng Hạt Gò Vấp.

2. Xuyên tạc rằng lãnh đạo tham dự lễ hội tôn giáo, tín ngưỡng chỉ là hình thức, nông cạn

Ngày 7 tháng Giêng Tết Nhâm Dần, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tham gia lễ Tịch điền ở Đọi Sơn, Hà Nam phỏng “theo tích vua Lê Đại Hành cày Tịch điền lần đầu tiên dưới chân núi Đọi vào năm Đinh Hợi 987”. Đây là lễ hội thường niên đã được phục dựng nguyên bản kể từ năm 2009. Bên cạnh những bàn luận mang thông điệp tích cực thì nhiều đối tượng chống phá cũng tranh thủ “ném đá”. Chúng rêu rao rằng Chủ tịch nước đi cày bằng con trâu trang trí lòe loẹt như hổ là phản cảm, thiếu hiểu biết, làm trò hề trong khi thực tế việc trang trí cho trâu là một phần của lễ hội đã có từ xưa. Một số đối tượng khác thì cho rằng việc đi cày với trâu thay vì dùng máy cày là lạc hậu, hình thức không theo kịp hiện đại, bất chấp thực tế đây là một lễ hội yêu cầu “phục dựng” theo đúng văn hóa cổ truyền.

Từng có thời gian tôn giáo tín ngưỡng ở Việt Nam bị hạn chế để bài trừ mê tín, dị đoan, nhất là trong thời điểm đất nước phải chống thù trong giặc ngoài, xã hội tiềm ẩn nhiều bất ổn, tôn giáo dễ bị lợi dụng, nhưng ngày nay đã có phương thức quản lý phù hợp nên phát triển mạnh mẽ hơn. Một số đối tượng như Đoàn Bảo Châu cho rằng: “Việt Nam trước thì đả phá tôn giáo, nay lại mê tín quá mức” như vậy chứng tỏ “văn hóa sống nông cạn” sinh ra sai lạc. Đây là luận điệu hoàn toàn sai lầm, bởi ngay Điều 19 của Quy định số 37-QĐ/TW “về những điều đảng viên không được làm” nêu rõ: “Mê tín, hoạt động mê tín, ủng hộ hoặc tham gia các tôn giáo bất hợp pháp hoặc lợi dụng các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng để trục lợi”. Ranh giới giữa hoạt động tâm linh với hoạt động mê tín, dị đoan thường rất mỏng manh. Định hình được ranh giới ấy, cán bộ, đảng viên và nhân dân sẽ thấy thoải mái, tự tin hơn trong tham gia các hoạt động tâm linh…

Báo BBC còn dẫn ý kiến chuyên gia nước ngoài về cái gọi là “vai trò gia tăng, lan rộng của việc thờ cúng tổ tiên, và các đạo giáo truyền thống thời Đổi mới ở VN” và “sự thể hiện ra bên ngoài của “hành vi tôn giáo” (religious behavior), trong dân chúng, và ở cả các lãnh đạo”. Từ đó họ cho rằng việc quan chức hành lễ, dự lễ mang tính hình thức. Quả là không làm sao làm hài lòng miệng lưỡi của những người thích chống phá. Việc người dân hay các lãnh đạo tham gia những hoạt động văn hóa, lễ hội tâm linh là biểu hiện sinh động của “tự do tôn giáo” ở Việt Nam mà chính BBC và các trang mạng khác thường tung ra các luận điệu sai lệch để vu vạ. Mỉa mai việc người khác tham gia những lễ hội nghiêm túc, trang trọng là “hình thức” đã chứng tỏ sự thiếu tôn trọng của chính BBC với “tự do tôn giáo” của người khác.

3. Xuyên tạc niềm tin tôn giáo, tín ngưỡng với niềm tin vào Đảng

BBB dẫn lời một số “chuyên gia” đưa ra khái niệm “Tứ giáo”: “Kết hợp tam giáo với chủ nghĩa cộng sản sẽ thành Tứ giáo đồng nguyên thì vô địch thiên hạ về việc trị quốc an dân.”. “Ngày tết là ngày mà Tứ giáo được thể hiện rõ nét nhất, từ việc thờ cúng tổ tiên, đạo Mẫu, đi chùa, đền, lễ cầu an, cầu tài lộc, cầu duyên, cầu tự và…kỷ niệm thành lập đảng!”

“Tam giáo đồng nguyên” là khái niệm dùng để mô tả việc Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo kết hợp hài hòa trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt Nam. “Nho giáo lo tổ chức xã hội sao cho quy củ; Đạo giáo lo thể xác con người sao cho mạnh khoẻ; Phật giáo lo cho tâm tính con người sao cho thoát khổ.” Những hiện tượng tôn giáo này đi sâu vào cuộc sống người Việt là nhờ tính phù hợp sâu sắc với văn hóa cổ truyền cũng như đời sống tinh thần của người Việt. Cũng có thể nói tương tự về vai trò của Đảng trong đời sống của nhân dân ngày nay. Một Đảng khai sinh cách đây gần 100 năm, đồng hành và đưa cả dân tộc giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác trong công cuộc chống ngoại xâm và xây dựng đất nước ngày càng ổn định, công bằng, phồn vinh, dân chủ. Đảng đó xứng đáng có vị thế quan trọng.

Đảng song hành cùng dân tộc, với cùng bầu không khí văn hóa tâm linh tín ngưỡng. Đây là một quan điểm dễ hiểu, nhất quán, chỉ có cái kẻ lệch lạc chống phá mới cố “vẽ hươu vẽ vượn”, đưa ra nhiều luận điệu xuyên tạc và sai sự thật. Ngoài “tứ giáo”, BBC còn cho rằng việc lãnh đạo tham gia lễ hội tưởng nhớ danh nhân này kia trong lịch sử con là muốn “sửa sai” cho những chủ trương, nhận định về nhân vật quá khứ. Họ càng lúc càng đi quá xa với những lời đồn thổi của mình./. St

 

Đăng nhận xét

 
Top