Trong bảng xếp hạng của U.S. News & World Report về sự hùng mạnh/quyền lực (powerful) dựa trên 5 tiêu chí của: hợp tác quân sự, hợp tác quốc tế, ảnh hưởng chính trị, ảnh hưởng kinh tế và khả năng lãnh đạo; Việt Nam đứng thứ 25 thế giới, thứ 10 châu Á và thứ 2 Đông Nam Á sau Singapore.
Theo
trang này, mặc dù mới mở cửa nền kinh tế 35 năm, song kinh tế Việt Nam đã đạt
được nhiều thành tựu lớn, xây dựng nền chính trị Chủ nghĩa Cộng sản “giành được
vị thế trên trường quốc tế” (U.S. News & World Report viết). Tổng sản phẩm
quốc nội của Việt Nam đạt 262 tỷ USD, có thế mạnh lớn về du lịch, văn hóa và kinh
tế. Đặc biệt, nước ta được đánh giá cao khi có lượng xuất khẩu cao, các sản
phẩm nông nghiệp chất lượng, con người thân thiện, lạc quan và ý chí vươn lên
mạnh mẽ.
Đối
với vấn đề khởi nghiệp, Việt Nam có thứ hạng khá cao. Chi phí lao động rẻ, đứng
thứ 21/80 quốc gia, tạo điều kiện phát triển các ngành kinh tế trọng điểm: công
nghiệp nặng, dệt may, chế biến lương thực - thực phẩm. Việt Nam đứng thứ 25/80
về di sản văn hóa, với đồ ăn ngon, chiều dài lịch sử và nhiều danh lam thắng
cảnh. Về chất lượng cuộc sống, Việt Nam đứng thứ 32/80, với giá cả rất phải
chăng, người dân được hưởng đầy đủ các chính sách xã hội.
Trước
đó, Việt Nam được đánh giá là nước có chỉ số hạnh phúc đứng thứ 5 trên thế
giới, thứ 2 Châu Á, vượt qua cả Bhutan. Chúng ta cũng là quốc gia có “dấu chân
sinh thái” thấp, phát triển kinh tế luôn song hành với phát triển bền vững.
Với
những định hướng phát triển đúng đắn, sự cố gắng phát triển của con người, Việt
Nam hứa hẹn sẽ làm nên nhiều dấu ấn riêng của mình, đưa đất nước phát triển, có
chỗ đứng vững vàng trên bản đồ phát triển của thế giới./.
Đăng nhận xét